Tính phóng xạ Radi

Radi có tính phóng xạ cao hơn 1 triệu lần so với urani có cùng khối lượng. Phân rã diễn ra ít nhất là sáu giai đoạn; các sản phẩm chính của nó theo các kết quả nghiên cứu được gọi xạ khí radi (như radon) gồm radi A (poloni), radi B (chì), radi C (bitmut), vv.... Radon là một khí nặng và sản phẩm sau nó là chất rắn. Các sản phẩm này bản thân nó cũng là các nguyên tố phóng xạ, và tất nhiên những nguyên tố tạo ra sau sẽ có khối lượng nhẹ hơn các nguyên tố phóng xạ trước đó.

Radi giảm khoảng 1% độ hoạt động mỗi 25 năm để biến đổi thành các nguyên tố có khối lượng nguyên tử nhẹ hơn và chì là sản phẩm cuối cùng.

Độ phóng xạ theo đơn vị SI là becquerel (Bq), tương đương với một phân rã/giây. Đơn vị Curie (ký hiệu Ci) cũng được sử dụng nhưng không thuộc hệ SI: 1 Ci = 3.7 x 1010 Bq, xấp xỉ bằng độ phóng xạ của 1 gram Ra-226.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Radi http://superieur.deboeck.com/resource/extra/978280... http://www.lileks.com/institute/funny/07/40.html http://www.markwshead.com/stuffHappens/radium.html http://www.nytimes.com/library/national/science/10... http://www.webelements.com/webelements/elements/te... http://adsabs.harvard.edu/abs/1933JChEd..10...79W http://visualiseur.bnf.fr/CadresFenetre?O=NUMM-310... http://www.nndc.bnl.gov/chart/reZoom.jsp?newZoom=3 http://periodic.lanl.gov/elements/88.html http://toxnet.nlm.nih.gov/cgi-bin/sis/search/r?dbs...